Thưa bác sĩ, trong thời gian mang thai mà em muốn niềng răng thì có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, em xin cảm ơn! (Minh Ngọc – Hải Phòng).
Trả lời :Chào bạn Minh Ngọc !
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với Nha khoa KIM. Việc niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không? Các bác sĩ KIM sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:
Khi răng mọc lệch lạc, không đều đẹp chúng ta thường nghĩ ngay đến niềng răng để đưa răng về vị trí mong muốn, chuẩn khớp cắn. Nhưng niềng răng cũng phải lựa chọn thời điểm chính xác thì hiệu quả mới được như mong muốn, tránh gây khó khăn cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng về bản chất là sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, dây thun kết hợp hay khay niềng răng để đưa răng về vị trí mong muốn, giúp bạn có một hàm răng đều đẹp.
Niềng răng an toàn, không xâm lấn răng thật, không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác như xương hàm, nướu, các mô mềm, dây thần kinh… Thêm vào đó trong quá trình niềng răng các bác sĩ không dùng thuốc nên niềng răng khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Xem thêm : http://benhvienniengrang.com/tri-rang-ho/
Tuy nhiên, nếu khi mang thai mà bạn có ý định niềng răng thì các bác sĩ cũng xin lưu ý với bạn một vài điểm như sau:
Trước khi niềng răng, để xác định chi tiết, rõ ràng tình trạng răng mọc lệch của bạn bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang panorama & cephalo, nếu đang có thai bạn cần nói trước với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Thời gian niềng răng kéo dài khoảng 1-2 năm, niềng răng khi mang thai mặc dù không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi nhưng trong thời gian bạn sinh em bé, có thể khi đó vẫn đang trong quá trình niềng răng không tiện thăm khám bác sĩ. Như vậy niềng răng sẽ bị gián đoạn, thời gian bị kéo dài.
Niềng răng khi mang thai bạn vẫn phải đi thăm khám bác sĩ như bình thường, thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ bà bầu được khuyên không nên đi lại, hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây khó khăn cho mẹ. Vì thế bạn cũng nên lưu ý điều này.
Quá trình niềng răng đồng nghĩa với việc bạn phải đeo mắc cài, khi này việc kiêng kỵ một số đồ ăn và việc ăn uống của bạn cũng khó khăn hơn. Điều này có thể sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Chưa kể việc niềng răng mà phải nhổ răng thì là điều cấm kỵ trong khi mang thai.
Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên niềng răng khi mang thai hay không bởi nó có thể sẽ gây một vài phiền phức trong việc sinh hoạt cho bạn.
Khắc phục hạn chế của niềng răng khi mang thai nhờ công nghệ hiện đại
Nha khoa KIM hiện đang ứng dụng công nghệ niềng răng khay trong eCligner theo tiêu chuẩn Pháp, với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp thông thường thì những hạn chế của niềng răng khi mang thai phần nào được khắc phục, giúp bạn giảm bớt nỗi lo.
Xem thêm : niềng răng mắc cài trong bao nhiêu tiền
Niềng răng eCligner thích hợp cho niềng răng khi mang thai
Khay niềng răng tháo lắp dễ dàng khắc phục nỗi lo phải kiêng kỵ nhiều đồ ăn trong quá trình niềng răng, bạn vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé trong quá trình niềng răng khi mang thai.
Thêm vào đó là việc vệ sinh răng miệng của bạn cũng dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.
Giảm thiểu số lần khám bác sĩ so với niềng răng mắc cài. Trung bình khoảng 2 tháng bạn mới cần tái khám bởi bác sĩ sẽ giao khay niềng răng có đánh số để bạn tự thay thế.
Ngoài ra, trong quá trình ở cữ không tiện đi lại, bạn có thể thông báo với bác sĩ để có hướng điều chỉnh và xử lý phù hợp.
Niềng răng eCligner thì khả năng nhổ răng gần như bằng con số 0
Thêm một điểm cộng cho niềng răng khay trong đó là khay niềng ôm vừa khít khung răng, vì thế bạn không hề cảm giác đau nhức trong quá trình điều trị, có chăng chỉ là cảm giác hơi tức trong khoảng 2 tuần đầu tiên khi chưa quen với khí cụ mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét